Văn bản mới

Thống kê truy cập

Liên kết website

Giới thiệu

Giới thiệu chung về xã Nam Sơn, Hoàng Su Phì, Hà Giang

19/12/2018 00:00 569 lượt xem

Xã Nam Sơn nằm cách trung huyện 22km. Có danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang bởi vẻ đẹp hoang sơ gắn với văn hóa lịch sử lâu đời của người dân tộc Dao, Tày nơi đây.. Nam Sơn có 668 hộ gia đình với 3350 nhân khẩu, có 7 dân tộc cùng sinh sống gồm (Mông, Tày, Dao, Kinh, Nùng, Pù lá, Mường), do đó trình độ dân trí, phong tục tập quán, văn hoá truyền thống cũng khác nhau, mang đậm sắc thái riêng của dân tộc mình.

 

     (15đ/c BCH khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 chụp ảnh lưu niệm cùng đ/c Lù Thị Ngân - UVBTV huyện ủy, đ/c Đỗ Tấn Sơn - Phó GĐ sở NN tỉnh Hà Giang)

       Xã Nam Sơn có trên 242 ha ruộng bậc thang trải dài và rộng ở các thôn trong xã. Ruộng bậc thang ở đây còn giữ được nguyên vẻ đẹp hoang sơ. Mùa lúa chín, ánh vàng rực rỡ trải dài trên các sườn đồi.

Ngoài các tiềm năng phát triển về nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xã còn có tiềm năng trong lĩnh vực phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng Homestay tại thôn Lê Hồng Phong 2 và thôn 5 Nậm Ai.

 

          1.Vị trí địa lý.

Nam Sơn là xã núi đất nằm ở phía  Tây Nam của huyện Hoàng Su Phì. Trung tâm xã cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì  21 km về phía Nam. Xã Nam Sơn nằm ở vị trí:

- Phía Bắc giáp xã  Nậm Dịch

- Phía Nam giáp xã Nậm Khoà.

- Phía Đông giáp xã Nậm Ty.

- Phía Tây giáp xã Hồ Thầu

Xã Nam Sơn có tổng diện tích tự nhiên 3.085,13 ha, là xã vùng cao núi đất của huyện. Độ cao nghiêng dần từ bắc xuống nam, nhìn chung địa hình chia cắt mạnh tạo thành các khe suối có độ dốc lớn.

 

          2. Địa hình.

       Nam Sơn là một xã thuộc miền núi Bắc bộ, do đó địa hình không bằng phẳng và đồng nhất giữa các khu vực trong phạm vi toàn xã. Địa hình nghiêng dần từ Tây bắc xuống Đông nam. Địa hình phức tạp ảnh hưởng tới việc bố trí sản xuất, phát triển giao thông trên địa bàn xã.

          3. Khí hậu, thời tiết.

Qua số liệu thống kê của trạm khí tượng thuỷ văn Hoàng Su Phì (huyện Hoàng Su Phì) cho thấy khí hậu của xã Nam Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa

* Nhiệt độ: Trung bình cả năm 21,5oC, tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất 26,2oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất13,9oC.

* Lượng mưa: Tổng lượng mưa cả năm 1569 mm, lượng mưa trung bình/tháng là 131mm.

- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tháng 8 có lượng mưa nhiều nhất là: 351,5mm.

- Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 11 đến 4 năm sau, lượng mưa trung bình chỉ có 31,96mm.

-Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm là: 85%, tháng 7 có độ ẩm cao nhất là: 90%, từ tháng 2 đến tháng 5 có độ ẩm thấp nhất là: 76%

          * Tổng số giờ nắng cả năm 1718,4 giờ, số giờ nắng trung bình 143,2 giờ/tháng, tháng 4 có giờ nắng cao nhất là: 188,1 giờ, tháng 12 có số giờ nắng thấp nhất là: 113,8 giờ.

4. Thuỷ Văn.

 Trên địa bàn xã Nam Sơn có sông Chảy và hệ thống suối và các khe suối nhỏ đây chính là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cuả nhân dân trong xã. Nhưng hàng năm về mùa khô lượng nước xuống thấp cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngược lại về mùa mưa các suối nước dâng cao gây hiện tượng lũ quyét sạt lở ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất  giao thông đi lại của nhân dân.  

5. Các nguồn tài nguyên

5.1. Tài nguyên đất đai

Nam Sơn là xã có tổng diện tích tự nhiên trung bình của huyện Hoàng Su Phì  3085,13  ha.

Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp 920,3 ha, chiếm  29,83 % tổng diện tích tự nhiên.

- Đất lâm nghiệp  1350,4 ha, chiếm  43,77% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất chuyên dùng  26,55 ha, chiếm  0,86 % tổng diện tích tự nhiên.

- Đất ở  23,6 ha, chiếm  0,76% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 27,3 ha, chiếm  0,88% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng 732,83  ha, chiếm  23,75 % tổng diện tích tự nhiên.

5.2. Tài nguyên nước

Nam Sơn là xã vùng cao núi đất, địa hình chia cắt mạnh độ dốc lớn cho nên tài nguyên nước ở đây rất hiếm, sản suất nông nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn nước trời và nguồn nước sinh hoạt của nhân dân đều dùng nước máng lần.

5.3. Tài nguyên thảm thực vật

Thảm thực vật của xã bao gồm các cây hoa màu như lúa, ngô ... cây lâu năm như cây mận, xoài, ... ngoài ra thảm thực vật của rừng tương đối phong phú với diện tích chiếm khoảng 38,50% tổng diện tích tự nhiên.

Trong đó:

- Rừng sản xuất là 673,5 ha, chiếm 49,87%  diện tích đất rừng.

- Rừng phòng hộ 676,9 ha, chiếm 50,12% diện tích đất rừng.

Độ che phủ đạt 58,51%. Trong đó chủ yếu là rừng tái sinh, rừng khoanh nuôi cho nên thảm thực vật chủ yếu là tre,nứa, cây bụi và một số loại gỗ tái sinh. Tổng diện tích đất rừng lớn nhưng trữ lượng gỗ thấp, rừng tập trung ở phía Tây- Bắc, phía Đông -Bắc của xã và một số cây nông nghiệp như lúa, mầu cho nên chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao.

6. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ:

- Hoạt động công nghiệp; Toàn xã có 04 xe ô tô; 04 máy súc; 04 cơ sở sửa chữa xe máy và 06 cơ sở chế biến chè mi ni, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chè cho nhân dân.

- Tiểu thủ công nghiệp; Toàn xã có 3 lò đúc và 44 lò rèn, chuyên sản xuất các loại nông cụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và bán ra thị trường các xã lân cận.

- Hoạt động thương mại, dịch vụ: Xã họp chợ vào thứ 5 hàng tuần. Hoạt động thương mại, dịch vụ được duy trì ốn định, cung ứng kịp thời các mặt hàng, hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Làm tốt công tác quản lý thị trường, kiểm tra tại các hộ kinh doanh nhằm ngăn chặn hành vi buôn bán, vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng cấm. Qua kiểm tra chưa phát hiện hàng giả hàng kém chất lượng; Toàn xã có 18 hộ sản xuất kinh doanh, Trong đó: 02 hộ làm hàng ăn và 4 dịch vụ sửa chữa xe máy, 12 hộ buôn bán hàng tạp hóa...

.

II. THÔNG TIN LÃNH ĐẠO XÃ

 

STT

Họ và tên

Chức danh

Số điện thoại

Địa chỉ mail

1

Triệu Sành Quấy

Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND xã

0847.678.477

trieusanhquay@gmail.com

2

Đặng Kim Phúc

Phó Bí thư Đảng ủy

0349851734

dangkimphucns@gmail.com

3

Lý Ngọc Quỳnh

Phó Chủ tịch HĐND

0946821828

lyngocquynhns@gmail.com

4

Thèn Xuân Tiến

Chủ tịch UBND

0912.808.524

thenxuantien@gmail.com

5

Hoàng Văn Tiêu

Phó Chủ tịch UBND

0839.968.658

hoangvantieu@gmail.com

6

Phạm Thị Luyến

Phó Chủ tịch UBND

0838537808

Bichluyen600pct@gmail.com

 

                     


Tin khác